Sunday, October 30, 2016

KỲ 8: AUSTRAILIA ĐI BỤI-NAN TIÊN NGÔI CHÙA PHẬT lớn nhất Nam bán cầu

NAN TIÊN NGÔI CHÙA PHẬT GIÁO LỚN NHẤT NAM BÁN CẦU
NAN TIEN TEMPLE - WOLLONGGONG - NSW Chùa Nan Tien (Nan Tien Temple) được gọi là "Nam thiên đàng" là ngôi chùa lớn nhất ở Nam bán cầu, nằm trong khu vực Wollongong ở NSW, Australia.
Năm 1990, Thị trưởng của Wollongong thảo luận kế hoạch và hỗ trợ ý tưởng xây dựng một ngôi đền Phật giáo về việc phê duyệt và hỗ trợ của tất cả các thành viên Hội đồng thành phố. Sau đó với diện tích đất 26 mẫu Anh đã được hiến tặng để xây dựng ngôi đền. Lễ động thổ đã diễn ra vào ngày 28 Tháng 11 1991 và dự án bắt đầu vào năm 1992. Dự án này đã lập kế hoạch 5 năm và 2 năm xây dựng. Ngôi chùa này tập trung vào việc trao đổi các nền văn hóa Đông và phương Tây, những trao đổi của các truyền thống và hiện đại; và cũng là thích ứng với các cộng đồng địa phương. Chưa kể, việc nuôi dưỡng và giáo dục của các tín đồ và công chúng nói chung. Trong mười năm qua, Nan Tien Temple đã trở thành một trong những địa điểm ưa thích của nhóm nghiên cứu tôn giáo, trường học và đi chơi dã ngoại nhóm cộng đồng. Nan Tien Temple cung cấp các sự kiện thường xuyên, chẳng hạn như khóa tu thiền, du ngoạn, nghệ thuật và các lớp học nghề v.v... 
Lối lên bảo tháp
Nan Tien Temple không chỉ là một nơi thu hút Phật tử ở Sydney nhưng cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch quốc tế nổi tiếng nhất. Nó thu hút hàng trăm ngàn du khách từ khắp nơi trên thế giới quanh năm. Ngoài ra, nó đóng một vai trò quan trọng của truyền bá Phật Pháp và thúc đẩy giao lưu và hài hòa của các nền văn hóa Đông và phương Tây cũng như tất cả các tôn giáo.
Bờ hồ trong chùa
Cảnh chùa
Một lối đi 
Tiền sảnh chùa
Một hồ nước phía sau
Tượng phật di lặc
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đọc thêm về Phật giáo Châu Úc:
Trong vòng mười năm qua, số Phật tử Úc châu gia tăng gần gấp đôi. Nguyên do là những người di dân Á châu từ xa đến định cư, sự nhiệt tâm và sùng đạo của họ chẳng những đã đem đến sinh khí cho phần đất này mà hơn thế nữa đã lan rộng vào lòng người Úc châu gốc Tây phương.
Trong một đường phố thật ngăn nắp của thành phố Sydney, nếu không có một làn khói mỏng thoảng đưa một mùi hương thơm vừa dịu lại vừa cay như mùi cỏ cháy nơi hoang dã, thì có lẽ không có ai ngờ được là có một ngôi chùa nơi đây. Chẳng những ngôi chùa thu mình sau một bức tường, mà bức tường cũng chẳng có một dấu hiệu gì đặc biệt, nếu người đi đường không nhón chân để cố tình nhìn vào thì không thể nào thấy được ngôi chùa bên trong. Ngôi chùa Sze Yup, có hai cánh cửa màu đỏ, màu đỏ của hoa mào gà, quyện chặt với mùi thơm của khói hương, đã được những người di dân Trung Quốc xây dựng từ hơn một thế kỷ nay trên một mảnh đất trồng rau. Từ lúc thành lập, ngôi chùa vẫn sinh hoạt đều cho đến nay. Kín đáo nhưng sinh động và phồn thịnh, giống như  tính tò mò nhất thời nữa là hình ảnh chung của Phật giáo Úc châu.
Vào năm 2001, Phật giáo đã chính thức trở thành tôn giáo đứng hạng nhì ở Úc sau Thiên Chúa giáo, với 358.000 Phật tử, tức 2% dân số. Số người Phật giáo gia tăng 80% so với lần kiểm kê năm 1996, thật là một sự gia tăng chớp nhoáng và do đó đã biến Úc thành một nước Tây phương có số Phật tử gia tăng nhanh nhất. Các viên chức thuộc Văn phòng thống kê Úc châu, ngay từ năm 2001 đã phải thêm một ô mới là “Phật giáo” trong tờ kiểm kê dân số. Các tôn giáo thuộc  Cơ Đốc giáo  trong khi đó lại thu hẹp, trở nên già nua và không còn nhìn Phật giáo như là một thứ tôn giáo có tính cách ngoại lai và mang đặc tính tò mò nhất thời nữa.
Lý cho chính là các phong trào di dân Á châu đã làm cho làn sóng Phật giáo dâng cao. Một vài thương gia người Trung Quốc ở Sydney, một số người Nhật mò ngọc trai định cư ở Broom trên bờ biển phía Tây, một số người Sri Lanka dẵn mía định cư từ cuối thế kỷ XIX trong vùng Queensland: chính những người này đã cùng nhau dựng lên ngôi chùa Phật đầu tiên; ngôi chùa này tọa lạc ở một nơi thật xa xôi tận miền Bắc, trên hòn đảo Thursday, trong một eo biển nơi mà mỏm đất của quần đảo Nam Dương gần đụng vào lục địa ÚC châu. Những người Phật giáo Hindou từ các đảo Java và Sumatra sử dụng thuyền đánh cá của người Nam Dương và mượn con đường biển này để đến Úc châu.
Nhà nhân chủng học người Úc là Adolphus Elkin nghiên cứu trong suốt cuộc đời ông về những bộ lạc bản địa có viết một quyển sách về những chuyện ma thuật, trong đó ông có nói đến việc thiền định và sự tin tưởng của người bản địa về hiện tượng tái sinh, theo ông đây là những dấu tích cho thấy ảnh hưởng của Phật giáo trên phần đất này của Úc châu. Sự tiếp xúc giữa người bản địa nơi miền Bắc Úc châu và những người Á châu từ xa đến đã xảy ra vào thế kỷ XV, có nghĩa là khoảng hai trăm năm trước khi những nhà mạo hiểm Âu châu tiến vào mảnh đất “Terra australis” (tiếng La tinh có nghĩa là: Đất phương nam) mà họ hằng mơ ước. Nhưng những người Phật giáo chính thức đầu tiên đến Úc là những người cu-li Trung Quốc, họ đổ bộ lên đất Úc để chạy theo phong trào đổ xô đi tìm vàng vào năm 1848. Đ61n năm 1925 họ thành lập Tiểu hội Đạo pháp (The Little Cercle of the Dharma) và đặt trụ sở ở Meelbourne, đây là hiệp hội Phật giáo lâu đời nhất trên đất Úc. Các hiệp hội khác tiếp nối nhau ra đời sau đó, hầu hết các hiệp hội sau này đều do những người Úc châu gốc Âu châu đứng ra thành lập, chẳng hạn trong số họ có ông Leo Berkeley, một thương gia ở Sydney; bà Marie Byles, một trong những gương mặt lớn nhất của Phật giáo Úc châu. Hầu hết những người này đã từng sống trong các vùng Á châu và họ đã tiếp xúc với truyền thống Phật giáo. Họ hết sức say mê và quyết tâm tu tập. Trong suốt tiền bán thế kỷ XX, môn đệ của Phật ở Úc châu rất ít ỏi và không ai biết đến họ. Khởi sự từ năm 1950 trở đi, mới thấy hình thành những nhóm tu học Phật pháp, các nhóm này đứng ra mời nhiều nhà sư và sư ni đến Úc. Chồi ghép nở hoa từ đó. Ngoài những người Á châu giữ một vai trò theo chốt đối với  Phật giáo trong giai đoạn đầu, người ta chỉ thấy có vài người Âu châu lẻ loi đứng ra quảng bá giáo lý của Phật. Hoàn cảnh lúc ấy thật bật lợi vì chạm phải chủ trương tập trung mọi nỗ lực để bảo tồn văn hóa của nước Úc. Mãi cho đến năm 1960, lúc ấy Chính phủ Úc mới bị dồn vào thế chống đỡ, phải làm bất cứ gì để duy trì một nước Úc da trắng và theo đạo Ki-tô, và bảo vệ “tiền đồn của giống dân Anh quốc trong vùng biển phía Nam”, đây là lời tuyên bố của Thủ tướng Úc châu John Curten trong thời kỳ Đại chiến Thế giới thứ hai.
Vào đầu thập niên 1970, nhiều người Úc đến thẳng Miến Điện và Thái Lan để tu học  và quy y Phật giáo. Một số quay về Úc để giảng dạy. Cuộc đuổi bắt xuôi ngược nhộn nhịp này diễn ra giữa Á châu và Úc châu, đã góp công vun xới và tăng cường sinh lực cho nền triết học Đông phương tại Úc. Nhiều tu viện mọc lên. Từng đợt người tị nạn tiếp nối nhau, họ là những người Việt Nam, Lào, Campuchia, Tây Tạng, rồi tiếp theo lại có những người di dân Đài Loan, Hồng Kông và Singapore nhập bọn và tạo ra cà một gia điệu đại diện đầy đủ những học phái lớn Phật giáo, điều này lại càng hấp dẫn người Tây phương mạnh mẽ hơn nữa.
Nhờ những đóng góp của người thế tục làm công quả, Phật giáo bước sâu hơn vào đời sống xã hội.
Vào năm 2001, những người Phật giáo “không phải là dân sắc tộc thiểu số”, có nghĩa là dân có nguồn gốc Âu châu, được hiệp hội Nghiên cứu Ki-tô giáo (Chiristian Research Association) ước tính vào khoảng 30.000 người trên đất Úc châu, tức vào khoảng 8% đến 9% dân số. Ông Brian White cho biết như sau: “Ngày nay, tỷ lệ người quy y Phật giáo cao hơn như thế rất nhiều, nhưng họ không nhất thiết phô trương cho mọi người thấy tín ngưỡng của họ”. Ông Brian White là một người Phật giáo và là chủ tịch Hội đồng cố vấn Phật giáo của tiểu bang New South Wales, ông quản lý phần lớn những hội đoàn thuộc tiểu bang này. Ông còn nói thêm rằng: “Không có con số thống kê chính thức nào cả, nhưng số người Phật giáo Úc châu có nguồn gốc Tây phương chắc chắn cũng phải ba hay một phần tư tổng số Phật tử. Người Tây phương càng lúc càng quan tâm nhiều hơn đến triết học và phương pháp tu tập Phật giáo”. Chỉ cần nhìn vào con số gia tăng nhanh chóng của chùa chiền, tu viện, thư viện, các trung tâm giảng huấn, an cư và những người gốc Tây phương lui tới những nơi đó thì cũng đủ hiểu. Có khoảng 230 hiệp hội vào năm 1998, ngày nay con số này đã tăng lên 570, các hội đoàn này được ghi trong niên giám của trang web Bouddhanet.net, một trong những trang Internet đầy đủ nhất và được nhiều người xem nhất. Khoảng 50.000 đến 100.000 mở xem trang web này mỗi ngày. Trụ sở của “Vị Phật điện tử” tọa lạc trên một đỉnh đồi xanh tươi, cách thành phố Sydney 800 cây số về phía Bắc, trong một tu viện mang tên Boddhi Tree (Cây Bồ Đề). Vị giám đốc mới của trang web là nhà sư Bodhicitta, một người Úc còn trẻ, quy y và giảng dạy trong các trường đại học và thường diễn thuyết chung quanh đề tài “Tiến bộ kỹ thuật, Tính cách hiện đại và Đạo pháp”. Nhưng nếu nghĩ rằng Phật giáo Úc châu tách rời khỏi xã hội, chỉ biết tập trung vào thiền định và mạng Internet, là một điều sai lầm. Hàng tăng lữ ở Úc còn đi xa hơn các nước khác nữa, họ hoạt động thật hăng say: nào là diễn thuyết, hội nghị, du học… Nhờ vào sự giúp sức của những người thế tục làm công quả, họ trực tiếp tham dự vào những sinh hoạt của các hội đoàn. Những người Phật giáo thay nhau thuyết giảng, thăm viếng những người đau ốm và những người lâm vào cảnh tù đày. Họ giúp đỡ sinh viên trong các trường đại học, kể cả việc giúp một tay… cho cảnh sát. Năm vừa qua, nhà sư Ban Ruo Shi, người gốc Trung Quốc, là người Phật giáo đầu tiên gia nhập vào số một trăm tuyên úy hợp tác với Sở Cảnh sát của tiểu bang New South Wales, nếu công an cần đến họ. Nhà sư Ban Ruo Shi ăn mặc đồng phục màu xanh dương đại diện cho luật pháp, nhưng huy hiệu trên áo lại có hình bánh xe tượng trưng cho tín ngưỡng của ông. Ông hoạt động bên cạnh cảnh sát trong các công tác bên ngoài và cả trong văn phòng, chỉ dẫn cho các sĩ quan công an về cách thiền định, giúp đỡ tinh thần cho những ai cần đến ông, bất kể họ thuộc tín ngưỡng nào.
Từ các trạm cảnh sát của thành phố Sydney cho đến chốn rừng sâu của đảo Tasmania, từ những sa mạc đỏ của vùng Ayers Rock cho đến những bãi cát dài bất tận trên bờ biển của thị trấn Broome, Phật giáo bùng ra trên khắp miền đất Úc châu. Cho đến cả vùng đất trồng nho ở Bendigo cũng đang xây dựng một tháp xá lợi lớn nhất trong thế giới phương Tây. Các kiến trúc sư và các kỹ sư xây cất dự kiến “sức chịu đựng của tháp là một ngàn năm”, tháp xây rập khuôn với tháp Gyangtse thế kỷ XV ở Tây Tạng. Tháp sẽ thành hình vào năm 2010, cao 50m. Vị giám đốc chương trình xây dựng cho biết: “Đây là dấu hiệu bất khả kháng về sự thiết lập của Phật giáo ở Tây phương”, chính vị giám đốc này cũng là người đứng ra tổ chức chuyến viếng thăm Úc châu lần thứ năm của Đức Đạt Lai Lạt Ma vào tháng Sáu vừa qua, nhân dịp này Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đến Bendigo để ban phép lành cho nền móng của tháp đang xây cất, tên tháp là “Vô lượng Từ bi Đại Bảo Tháp”.
Ngoài ngọn tháp đang xây dựng này, Úc châu còn có một ngôi chùa lớn nhất ở Nam bán cầu. Đó là ngôi chùa Nam Thiên, vươn lên sừng sững trong phụ cận của thành phố kỹ nghệ Wollongong. Vào lúc hừng đông, những người trong chùa ra sân luyện Thái cực quyền bằng những điệu múa thật nhẹ nhàng để chào đón mặt trời đang ló dạng. Vườn tược của chùa rộng hơn hai mẫu, cây cỏ được cắt xén cẩn thận. Chùa có 1.000 tượng Phật, mái chùa rộng mênh mông lợp bằng 185.000 miếng ngói màu đỏ cam thật đẹp, tráng men bóng loáng. Chùa Nam Thiên trở thành một nơi du lịch nổi tiếng, lễ khánh thành được tổ chức vào năm 1995, có ba vị bộ trưởng trong chính phủ tham dự.
Tại trung tâm Thiền định Aloka, hành giả chỉ được ăn một bữa cơm mỗi ngày.
Ngày nay, chùa được quý Ni sư người Đài Loan quản lý và hàng nghìn người Úc đến viếng chùa với cả gia đình, họ lưu lại trong một ngày Chủ nhật, hoặc an cư vài ngày hoặc ở lại vài năm để tu học. Chùa giảng dạy về Phật giáo, thiền định, nấu cơm Tàu, viết chữ Hán… kể cả việc kinh doanh. Tổ hợp Nan Tiên được trang bị một khách sạn gồm một trăm giường, nhiều phòng diễn thuyết và hội nghị, và cả nơi tổ chức đám cưới. Người ta cho biết rằng tất cả những tiện nghi này dành cho Phật tử hoặc những người “có lòng tín ngưỡng thật sự” sử dụng. Nữ Tiến sĩ Judith Snodgrass (ghi chú thêm của người dịch: Bà Judith Snodgrass là một Phật tử và cũng là một chuyên gia lỗi lạc về Phật giáo) thuộc Đại học Western Sydney, bà giải thích rằng Phật giáo tìm thấy một đà phát triển lớn lao tại Úc châu, chắc hẳn vì Úc châu không chịu ảnh hưởng nặng nề của Tin Lành như trên đất Mỹ, và cũng không mang gánh nặng lịch sử và truyền thống như ở Âu châu. Xã hội Úc hình thành từ những phong trào di dân đã đứng lên đòi hỏi một nền văn hóa đa nguyên và thu nạp những gì thích nghi không cần phải kiểu cách màu mè gì cả.
Sau hết, hình như cơ duyên đưa đẩy và đem đến cho nền triết học hài hòa với thiên nhiên của Phật giáo một tầm quan trọng lớn lao như hiện nay. Tại Úc từ nhiều năm, hạn hán xảy ra trầm trọng chưa từng thấy trong lịch sử. Những vùng ruộng lúa trở thành sa mạc, những bầy gia súc gầy còm bị đem đi giết; vì thiếu mưa, nhiều ngôi làng sắp biến mất trên bản đồ. Nhà sư Mahinda vừa giễu cợt vừa thốt lên rằng: “Phải cần bao nhiêu lít nước để nuôi một con bò để cho ra một miếng bít – tết?”.
Chính sư là vị trụ trì của Trung tâm Thiền định Aloka, sư quyết định cắt cơm những bữa ăn của những người đến tu học và chỉ cho phép họ được ăn mỗi ngày một bữa. Khía cạnh đạm bạc này của Phật giáo có lẽ không phải là khía cạnh có thể hấp dẫn được người Úc châu, nhưng đã gây ra một tiếng vang về môi sinh. Hầu hết dân chúng đều sống trong những thành phố lớn dọc the oven biển và quay lưng lại với cây cỏ của rừng khô, họ đang phải đối đầu với sự suy thoái của môi sinh. Sư Mahinda bảo rằng: “Họ đang lo sợ thế giới này sẽ sụp đổ. Phật giáo giữ vai trò trấn an họ”.
Chính thức họ là những người Thiên Chúa giáo, nhưng trong tim họ đã trở thành người Phật tử.
Năng hoạt, hướng về kẻ khác và quan tâm đến môi sinh, ấy là đặc tính của người Phật giáo Úc châu, tuy nhiên họ rất kín đáo không gây chú ý cho kẻ khác. Cần phải có những buổi triển lãm ở các viện bảo tàng, hoặc trong những buổi lễ khánh thành một ngôi đại tự chẳng hạn, hay một bài báo cho biết là những người Phật giáo từ đây đã bắt đầu đông hơn những người Thiên Chúa giáo rửa tội, thì người ta mới bất chợt nhận ra trong một thoáng nào đó, có một tôn giáo đang lớn mạnh trong yên lặng. Ông Brian White giải thích như sau: “Những gì ta thấy được hay nghe được về Phật giáo chỉ là phần ló trên mặt nước của một ngọn núi băng trên Bắc cực”. Và nhất là Phật giáo không khuyên người khác phải bỏ đạo để theo đạo khác, cho nên người Úc châu thường tuyên bố họ theo cả hai “nhà thờ” một lượt. Do đó đã sinh ra một loại tín đồ mới gọi là Thiên – Chúa – Phật – giáo hay Do – Thái – Phật – giáo. Chẳng hạn như trường hợp Ni sư Robina Curtin. Người phụ nữ này đã 62 tuổi, lớn lên trong một gia đình Thiên Chúa giáo đầy hung bạo, gồm bảy người con. Ngày còn rất trẻ, bà đã muốn noi theo gương của Bà Thánh Thérèse de Lisieux để đi tu. Nhưng khi lớn lên, bà lại trở thành một thành viên hoạt động cho một nhóm cực tả bênh vực nữ quyền và đồng tính luyến ái. Sau đó bà lại học võ thuật, rồi trở thành Ni sư và… hộ vệ viên cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngày nay, bà đang điều khiển một dự án Nhà tù Giải phóng (Liberation Prison Project), một hiệp hội giúp đỡ tù nhân, do chính bà đứng ra thành lập, hiệp hội phân phát sách vở, trao đổi thư từ với tù nhân, thăm viếng hàng nghìn người bị giam giữ trong hàng trăm trại giam ở Hoa Kỳ, Úc châu, Phi châu, Thái Lan… không phải để huấn dụ họ theo về với Phật giáo nhưng chỉ để giúp họ tìm lại chính con đường của họ. Ni sư Robina Courtin nói với mọi người rằng càng đi sâu vào Phật giáo bà lại càng đánh giá cao hơn nền giáo dục nguyên thủy mà bà đã được hưởng. Trường hợp của bà Elisabeth cũng thế, bà thường dẫn đứa con gái nhỏ của bà đến chơi đùa với đàn mèo trong sân chùa Sze Yup. Bà nói rằng: “Tôi vẫn giữ lề lối của một người Thiên Chúa giáo để tránh gây chấn động cho cha mẹ tôi, nhưng trong tim, tôi là một Phật tử… Trong lần kiểm kê dân số vừa qua, tôi không gạch chéo vào một ô nào cả. Chính phủ không cần phải biết tôi theo tôn giáo nào”. Lại thêm một Phật tử nữa lọt qua mạng lưới…

(Cavicu ST-TH)


Load disqus comments

0 comments