Wednesday, October 26, 2016

KỲ 15: NEW ZEALAND: ROTORUA khám phá thành phố lưu huỳnh

Một số điểm chính khi viếng thăm thành phố ROTORUA 

1. Bảo Tàng Viện Rotorua là tên ngắn của Bảo Tàng Nghệ Thuật và Lịch Sử Rotorua (Rotorua Museum of Art and History). Nó nằm trong Tòa Nhà Tắm (Bath House) cũ, trong Công Viên “Government Gardens” bên bờ hồ Rotorua, rất đẹp.
Bảo Tàng Viện nầy trưng bày nhiều hình ảnh và vết tích của nền văn hóa Maori, rất độc đáo. Ở đây cũng trưng bày vết tích của thời tòa nhà này là Nhà Tắm trị bệnh sang trọng bậc nhất ở Nam Thái Bình Dương.
Đối với người Maori, khu này là một khu lịch sử chứng kiến nhiều xung đột đẫm máu với người da trắng. Vùng đất này nằm trong khu địa nhiệt nhiều suối nước nóng với khoáng chất phù hợp cho việc trị bệnh. Nhưng cuối cùng người Maori đã đồng ý tặng Vương Quốc Anh 50 mẫu Anh (acre) đất ở đây để nước Anh tùy nghi xây cất nhà tắm SPA.

Bảo tàng này được mở cửa vào năm 1969 tại cánh phía Nam (South Wing) của Tòa Nhà Tắm (Bath House), với tên Rotorua Museum. Năm 1977 Phòng Trưng Bày Nghệ Thuật (Art Gallery) được mở cửa ở cánh Bắc (North Wing) của tòa nhà này. Năm 1988 cả hai Bảo Tàng và Phòng Triển Lãm được hợp nhất lại thành Bảo Tàng Nghệ Thuật và Lịch Sử Rotorua (Rotorua Museum of Art and History).
Bảo Tàng Rotorua nằm trong toà nhà rất nổi tiếng ngày xưa tên “The Old Bath House” (Tòa nhà tắm cũ). Tòa nhà này nằm trong công viên của thành phố tên “Government Gardens“. Ngày xưa Rotorua là một thành phố SPA nổi tiếng thế giới, du khách khắp nơi đến đây tắm suối nước nóng trị bệnh. Và tòa nhà này là nhà tắm nổi tiếng sang trọng thời đó.
DSC_0018
Nhìn từ bên ngoài
2. Hồ Rotorua là hồ lớn hạng nhì ở đảo Bắc (North Island) nước Tân Tây Lan trên phương diện diện tích. Diện tích của hồ này là 79.8 cây số vuông. Mặc dầu rộng hồ nầy khá cạn, chiều sâu trung bình khoảng 10 thước, do đó khối nước trong hồ thua hồ Tarawera gần đó.
Hồ Rotorua nằm trong miệng núi lửa trong vùng núi lửa Taupo (Taupo Volcanic Zone). Lần cuối cùng núi lửa này phun lửa là 240,000 năm trước, nên có thể nói là núi lửa này không còn hoạt động nữa.
Hồ Rotorua nhận nước từ nhiều sông và suối khác nhau, có nước sông ấm áp vì chịu ảnh hưởng của địa nhiệt như nước sông Utuhina, có suối ở bờ phía Bắc như suối Humurana nước trong xanh nhưng rất lạnh, có suối và sông nhiều cá trout (cá hồi) như suối Ngongotaha, rất hợp cho người câu cá.
Giữa hồ Rotorua có đảo mang tên Mokaia. Theo một câu chuyện tình của người Maori, ngày xưa có chàng si tình tên Hinemoa đã lội từ trong bờ ra đảo này để tìm người yêu, người đẹp tên Tutanekai. Dân tộc nào cũng có những câu chuyện tình rất đẹp, hay quá.
Kết quả hình ảnh cho Hồ Rotorua
Hồ trong xanh
3. Whakarewarewa là một khu địa nhiệt nằm ngay trong thành phố Rotorua. Thành phố này nằm trong vùng núi lửa Taupo(Taupo Volcanic Region) ở đảo Bắc (North Island) Tân Tây Lan. Người Maori đã định cư ở đây từ năm 1325, và đã xây dựng Pháo Đài Te Puia ở đây từ dạo đó. Pháo đài này chưa bao giờ bị thất thủ.
Tương truyền ngày xưa hai chị em Thần Lửa tên Te Pupu và Te Hoata đã từ lòng đất chun lên ở khu này, trên đường đi tìm một đứa em trai tên Ngatoroirangi bị kẹt trên núi Tongariro. Khi họ từ dưới lòng đất chun lên, họ đã để lại nhiều lửa đã tạo nên hoat động địa nhiệt ngày nay. Ở đây có hồ nước nóng, hồ bùn, và đặc biệt mạch nước phun.
Tên đầy đủ của khu địa nhiệt này là “Te Whakarewarewatanga O Te Ope Taua A Wahiao“. Đây là tiếng Maori có nghĩa là “Nơi họp của các chiến sĩ Wahiao“. Vùng đất này chưa bao giờ bị thất thủ. Người địa phương đã rút ngắn tên này thành Whaka cho ngắn gọn, dễ nói.
Ở Khu địa nhiệt Whakarewarewa có tổng cộng 500 vũng nước, đa số là nước nóng có chất “alkaline chloride“. Ở đây cũng có 65 lỗ cho mạch nước phun (Geyser), mỗi lỗ đều có tên riêng. Hiện chỉ có 7 mạch nước phun còn hoạt động. Mạch nước phun nổi tiếng nhất ở đây tên Pohutu. Nó phun nước đều đặn mỗi tiếng một lần, tia nước phun cao khoảng 30 thước.
Trước đây dân chúng đã đào giếng lấy nước sôi nhiều quá, nên ảnh hưởng đến các mạch nước phun trong khu địa nhiệt này. Từ những năm 1987-1988 người ta đã phát động phong trào bít lại các giếng nước sôi xung quanh khu địa nhiệt này. Tổng cộng người ta đã bít lại khoảng 106 giếng trong chu vi 1.5 cây số ngoài khu địa nhiệt, và khoảng 120 giếng khác xa hơn. Chánh sách này thành công giúp các mạch nước phun ở đây hoạt động trở lại đều đặn hơn.
Kết quả hình ảnh cho Whakarewarewa


Kết quả hình ảnh cho Whakarewarewa

4. Te Puia nằm trong khu địa nhiệt Whakarewarewa ở Rotorua. Ngày xưa đây là vùng đất thiêng liêng của người Maori. Pháo Lũy Te Puia của họ nằm ở đây. Ngày xưa các chiến sĩ Maori hợp lại đây để bàn chuyện quốc sự.
Ngày nay đây là một trung tâm văn hoá mang tên “New Zealand Māori Arts and Crafts Institute xem trình diễn ca vũ nhạc cổ truyền của người Maori. Ở đây có nhà hàng chuyên môn nấu các món ăn Maori bằng nước sôi địa nhiệt.
Trường dạy Mỹ Thuật và Thủ Công Nghệ Maori được thành lập vào năm 1967 để bảo tồn và phát huy văn hóa người Maori đang bị lâm nguy tiêu diệt. Người Maori khắp nước đã gởi con cái đến đây học 2 nghệ thuật truyền thống là Carving (Nghệ thuật khắc) và Weaving (Nghệ thuật dệt). Cho tới nay sinh viên trường này đã giúp xây dựng 40 “Meeting House” hay “Phòng Họp“, tiếng Maori là “Wharenui 
Đối với người Maori “Wharenui” (Phòng Họp) là một nơi thiêng liêng. Lịch sử bộ lạc được khắc lại ở đây. Phòng Họp ở Te Puia được xây cất như một kiểu mẫu “Wharenui“. Dần đã nó trở thành một phòng họp hoạt động mạnh nhất nước. Du khách đến đây thăm viếng Trung Tâm được tiếp đón ở sân “Marae” trước cửa Phòng Họp, và được vô phòng họp này để xem trình diễn ca vũ nhạc Maori. Dần dà phòng họp này được cả thế giới biết đến, nhờ du khách.
Pōwhiri có nghĩa là nghi lễ tiếp đón quan khách. Các chiến sĩ chạy ra sân nhảy múa tìm hiểu ý định của quan khách, bạn hay thù. Nếu quan khách là bạn đến thăm với ý tốt, họ tiếp đón nồng nhiệt.
Hongi có nghĩa là nghi lễ chào hỏi. Mình chào quan khách hay bắt tay. Người Maori cụng lỗ mũi. Đối với họ hành động nầy tượng trưng cho sự hợp thông hai sức sống, hai con người lại với nhau thành bạn tốt.
Kết quả hình ảnh cho Te Puia

DSC_0191
Nấu ăn ở khu địa nhiệt
5. Mạch nước phun Pohutu (Pohutu Geyser) là mạch nước phun nổi tiếng nhất và được du khách thích nhất trong số 65 mạch nước phun của vùng địa nhiệt Whakarewarewa, ngay trong thành phố Rotorua. Nó phun nước đều đặn khoảng mỗi tiếng một lần, và phun nước cao khoảng 30 thước.
Pohutu tiếng Maori có nghĩa là “nổ bùng” (explosion) hay “bắn tóe lớn” (Big splash). Mạch nước phun nầy nổi tiếng nhất Nam Bán Cầu. Nếu phán xét dựa vào địa điểm, nó thuận tiện cho du khách xem nhất thế giới, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 10 phút lái xe. Ở Mỹ muốn đi Vườn quốc gia Yellowstone xem mạch nước phun ở đây, vợ chồng tôi phải vất vả lắm, rất xa thành phố.
Tương truyền ngày xưa hai chị em Thần Lửa tên Te Pupu và Te Hoata đã từ lòng đất chun lên ở khu này, trên đường đi tìm một đứa em trai tên Ngatoroirangi bị kẹt trên núi Tongariro. Khi họ từ dưới lòng đất chun lên, họ đã để lại nhiều lửa đã tạo nên hoat động địa nhiệt ngày nay. Ở đây có hồ nước nóng, hồ bùn, và đặc biệt mạch nước phun.
Kết quả hình ảnh cho Mạch nước phun Pohutu

6.Trường Trung Học Middle School:  nhiều học trò người Maori. Trường này tên là Kaitao Middle School. Trường này dạy 400 học sinh lớp 7 và lớp 8. Mỗi năm họ mất 200 học sinh lớp 8 chuyển lên Trung Học, và nhận thêm 200 học sinh mới vô lớp 7.
Đa số học sinh vô trường này do 7 trường Tiểu Học ở vùng này cung cấp. Học xong lớp 8 học sinh ở đây sẽ tiếp tục học Trung Học ở trường Western Heights High School.
Ở đây 70% học sinh là người Maori, 20% người da trắng và 10% người Á Châu thuộc khu vực Thái Bình Dương. Ở đây người ta dạy chánh thức 2 ngôn ngữ, tiếng Anh và tiếng Maori.
Kết quả hình ảnh cho Kaitao Middle School
DSC_0357
7.Redwood Memorial Grove là một rừng cù từng (Redwood) tưởng niệm những nhân viên sở Kiểm Lâm của Tân Tây Lan đã hy sinh cho Tổ Quốc trong 2 trận đệ nhất và đệ nhị thế chiến. Rừng cù tùng này rộng 6 hectare, tức 60,000 thước vuông. Nó là một phần của khu rừng rộng lớn hơn tên rừng Whakarewarewa ở vùng Rotorua đảo Bắc (North Island) Tân Tây Lan.
Rừng Tưởng Niệm này rất đồ sộ và đẹp, chỉ nằm cách trung tâm thương mại của thành phố Rotorua khoảng 5 phút lái xe. Cây cù tùng ở đây chỉ được hơn 100 tuổi, nhưng rất cao và đẹp. Cây cao nhất ở đây cao 67 thước và đường kính (diameter) rộng 169 phân.
Loại cây cù tùng (Redwood hay Sequoia) được trồng ở đây thuộc loại Redwood của bang California ở Mỹ. Vào thập niên 1890, chánh quyền New Zealand đã bắt đầu chương trình trồng cây ở rừng ở đây, để thay thế những cây đã bị dân chúng đốn làm nhà, lấy cây xây nhà và đóng bàn ghế v.v…

Năm 1896 chánh phủ đã mua lại một số đất của người thổ dân Maori. Năm 1899 người ta rải hột giống của 179 loại cây khác nhau để trồng thử. Năm 1901 cây cù tùng của vùng bờ biển bang California (Californian Coast Redwood) đầu tiên được trồng ở đây. Năm 1925 người ta hiến dâng rừng cù tùng ở đây để tưởng niệm các nhân viên sở Kiểm Lâm (New Zealand Forest Service members) đã chết trong đệ nhất thế chiến. Năm 1847 người ta tưởng niệm thêm những nhân viên đã chết trong đệ nhị thế chiến.
DSC_0725



8. Ohinemutu là làng của người Maori nằm bên bờ hồ Rotorua. Đây là một vùng đất địa nhiệt, nên hơi nước nóng xịt lên nhiều nơi từ dưới đất. Ở đây nhà cửa sử dụng địa nhiệt để sưởi ấm trong nhà, nấu nướng, tắm rửa v.v.. Đặc biệt lắm.
Ngày xưa từ những năm đầu thập niên 1870, làng Ohinemutu là trung tâm quyền lực của vùng Rotorua. Du khách đến thăm viếng vùng này được tiếp đón trọng thể tại đây, trước khi họ được quyền đi những vùng địa nhiệt khác trong vùng Rotorua. Các phái đoàn của Vua Chúa đến thăm Rotorua cũng phải theo qui định này.
Ngày nay nghi thức này không còn được áp dụng nữa nhưng ai đến đây cũng thăm viếng làng này, đặc biệt khu nghi lễ ở đây, tên Ohinemutu Marae. Theo tiếng Maori Marae là sân lớn dùng làm địa điểm thi hành nghi lễ quan trọng của làng. Theo truyền thống của người Maori, làng nào cũng có sân rộng xung quanh là đền thờ hay “Meeting House” (Phòng Họp). Sân này được dùng trong những lễ lộc quan trọng trong làng.
Tên của Marae làng này là “Te Papaiouru Marae“. Te Papaiouru là tù trưởng của nhóm Maori đầu tiên đã tới New Zealand gần 1,000 năm trước. Tên của “Meeting House” (Phòng Họp) ở đây là “Tama-te-Kapua meeting house“. Tama-te-Kapua là thuyền trưởng chiếc tàu (canoe) đầu tiên chở tù trưởng và nhóm người Maori dưới quyền ông đến Tân Tây Lan.
” Maori là dân bản xứ, một giống người Polynesian ở Thái Bình Dương, đã phát hiện ra New Zealand vào khoảng thế kỷ thứ 10, khoảng 1200 năm trước.
Năm 1769, thuyền trưởng James Cook thuộc Hải quân Hoàng gia Anh đã đến thám hiểm, đổ bộ lên đảo và tuyên bố New Zealand là đất của Nhà Vua Anh. Người Anh đến định cư ở đảo này đã bị người bản xứ Maori chống lại. Cuộc đấu tranh của người Maori kéo dài gần một thế kỷ, kết quả là hai bên đã thoả hiệp và ký Hiệp định Waitangi ngày 6/2/1840 theo đó người Maori công nhận việc Hoàng gia Anh bảo hộ New Zealand để đổi lại việc Hoàng gia Anh thừa nhận quyền sở hữu đất đai của người Maori.Maori là dân bản xứ, một giống người Polynesian ở Thái Bình Dương, đã phát hiện ra New Zealand vào khoảng thế kỷ thứ 10, khoảng 1200 năm trước. Năm 1769, thuyền trưởng James Cook thuộc Hải quân Hoàng gia Anh đã đến thám hiểm, đổ bộ lên đảo và tuyên bố New Zealand là đất của Nhà Vua Anh. Người Anh đến định cư ở đảo này đã bị người bản xứ Maori chống lại. Cuộc đấu tranh của người Maori kéo dài gần một thế kỷ, kết quả là hai bên đã thoả hiệp và ký Hiệp định Waitangi ngày 6/2/1840 theo đó người Maori công nhận việc Hoàng gia Anh bảo hộ New Zealand để đổi lại việc Hoàng gia Anh thừa nhận quyền sở hữu đất đai của người Maori.Quá trình thuộc địa hóa New Zealand của đế quốc Anh ở đầu thế kỷ 19 đã gây ra những cuộc chiến tranh đẫm máu giữa người Maori và chính quyền thuộc địa. Người Anh ngang nhiên chiếm đất hoặc lừa người Maori mua rẻ bán đắt. Người Maori đoàn kết chống lại, trước sức mạnh cơ giới của người Anh dân tộc Maori thắng ít thua nhiều nhưng cũng có lúc giáo mác thô sơ đánh thực dân Anh chạy làng không còn manh giáp… Sự dũng cảm của dân Maori đã làm cho chính quyền thuộc địa nhân nhượng rất nhiều trước những đòi hỏi chính đáng của họ. Cho đến ngày hôm nay người Maori vẫn kiên trì đòi hỏi chủ quyền đất đai, họ có một địa vị đặc biệt trong xã hội New Zealand và có đóng góp to lớn trong lĩnh vực văn hóa và chính trị. Kỳ nữ Kiri Te Kanawa, niềm tự hào Maori, là một danh ca nhạc viện (soprano singer) nổi tiếng thế giới. Ông Ngoại Trưởng Winston Peters của chính phủ hiện tại là người gốc Maori. Ở những cơ quan công quyền và đại học, chữ Anh và chữ Maori La-tinh hóa được dùng cùng một lúc trong văn thư và trên những tấm biển chỉ dẫn. Nghệ thuật điêu khắc của thổ dân Maori. Hiện nay: người Châu Âu 74%, người Maori 15,1%, người các đảo Thái Bình Dương khác 5,8%, người Châu Á 5%. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh, tiếng Maori.Hình xăm trên mặt và cách chào đặc biệt: Khi thổ dân Maori trợn mắt, nhăn mặt, lè lưỡi. Xin đừng sợ! Họ đang thân ái chào đón bạn đấy.Cho tới những năm 1870, người Maori ở New Zealand vẫn xăm hình trên toàn khuôn mặt của họ. Các hình này được đục vào da để tạo các gờ và rãnh song song, giống như hoa văn chạm trên gỗ. Kết quả là các hình xăm nổi làm cho đàn ông Maori trông hung dữ trong chiến đấu và hấp dẫn phụ nữ. Do không có hai hình xăm giống nhau nên hình nổi trên mặt cũng đánh dấu cá tính.
Kết quả hình ảnh cho Ohinemutu
Kết quả hình ảnh cho Ohinemutu
Kết quả hình ảnh cho Ohinemutu
(Cavicu ST-TH)

Load disqus comments

0 comments